Đăng nhập / Đăng ký
Tin Mới
Số lượt truy cập
Số người đang xem: 43
Tổng số người: 14323215
Cắt điện vô lý, nhà đèn phải chịu phạt

Câu chuyện bất bình đẳng giữa người bán và mua điện trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất khi Quốc hội bàn về Dự thảo luật Điên lực sáng 20/6. Theo đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định), một trong những điểm khiếm khuyết của dự thảo được trình ra Quốc hội lần này là chưa làm rõ được quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực cũng như chế tài xử phạt để hài hòa lợi ích giữa hai bên.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cơ chế hiện tại cho phép bên cung cấp phạt hoặc cắt điện khách hàng nếu chậm nộp phí. Nhưng nếu mất điện bất ngờ, sản xuất ảnh hưởng thì “nhà đèn” lại chẳng chịu trách nhiệm gì.
> Giá bán lẻ điện sẽ theo lộ trình cạnh tranh
> Khó như mua bán điện với nhà 'đèn'

Câu chuyện bất bình đẳng giữa người bán và mua điện trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất khi Quốc hội bàn về Dự thảo luật Điên lực sáng 20/6. Theo đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định), một trong những điểm khiếm khuyết của dự thảo được trình ra Quốc hội lần này là chưa làm rõ được quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực cũng như chế tài xử phạt để hài hòa lợi ích giữa hai bên.

Nhà đèn bị nhiều đại biểu chê
Nhà đèn bị nhiều đại biểu chê "chậm chân" khi khắc phục các sự cố. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

“Trên thực tế, nếu người sử dụng chậm trả tiền điện hoặc vi phạm quy định về sử dụng thì lập tức bị cắt điện hoặc bị xử phạt tiền. Nhưng ở một số địa phương, nhất là nông thôn, nếu bị cắt điện, chi phí thắp sáng tăng rất cao, chưa kể đến việc hỏng thiết bị, hàng hóa đông lạnh… thì chẳng có ai đền bù”, đại biểu này bức xúc.

Ngoài ra, bà Nga cũng nhắc đến những trường hợp hệ thống truyền tải gặp sự cố, nhưng công tác khắc phục của ngành điện chưa thực sự kịp thời, gây ảnh hưởng lớn. “Do đó, tôi đề nghị phải đưa chế tài vào luật cho thật rõ ràng”, đại diện của đoàn Nam Định đề xuất.

Chia sẻ bức xúc với đại biểu Nga, đại diện của đoàn Hà Tĩnh - Trần Tiến Dũng cho rằng sự bất bình đẳng giữa bên mua và bên bán điện được thể hiện ngay trên hợp đồng. “Một bên muốn làm gì thì làm, một bên thì nói bao nhiêu phải trả bấy nhiêu. Nhân dân rất bức xúc việc này”, đại biểu Dũng đề xuất.

Để khắc phục bất cập này, đại diện đoàn Hà Tĩnh đề xuất cần cụ thể hóa quy định việc chịu trách nhiệm về vật chất của bên bán điện khi không đảm bảo nguồn cung cấp ổn định mà gây thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của nhân dân, nhất là sản xuất của các doanh nghiệp.

“Các nước khác người ta thực hiện cơ chế này. Anh không đảm bảo ổn định nguồn cung điện thì anh phải đền bù những thiệt hại gây ra. Đó là điểm chúng tôi thấy quan trọng nhất và cử tri rất mong muốn”, ông Dũng đề xuất.

Trong khi đó, theo đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội), Luật Điện lực sửa đổi nhất định phải chỉ ra được giải pháp chống độc quyền trong ngành. “Nếu còn độc quyền thì sẽ không bao giờ có sự bình đẳng giữa người mua và người bán”, bà An nhận định. Theo đó, đại biểu này đề xuất trong cơ sở tính giá thành, ngành điện phải đảm bảo về cơ sở hạ tầng, trong khi đó việc tiêu hao trong quá trình truyền tải cần được chia sẻ giữa các bên. Theo một đề xuất khác, đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) cho rằng, Nhà nước cần tách bạch giá điện giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích, tăng cường nội địa hóa sản phẩm… để giúp giá bán “gặp được” giá mua.

Chia sẻ xung quanh định hướng phát triển ngành, các đại biểu cho rằng thời gian qua, các quy hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp… ở nhiều địa phương chưa được lồng ghép, đồng bộ với nội dung quy hoạch phát triển điện lực ảnh hưởng đến tính thống nhất và liên kết của quy hoạch phát triển điện.

Nhiều ý kiến đề nghị quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố phải gắn với quy hoạch quốc gia, quy hoạch của các nguồn năng lượng sơ cấp như dầu khí, than, phù hợp với giao thông, thủy lợi, chống lũ... Theo đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc), trong quy hoạch ngành điện, cần chú ý phát triển các nguồn năng lượng thay thế sức nước, than, ưu tiên các nguồn tái tạo như sức gió và năng lượng mặt trời.. Ngoài ra đại biểu Nguyệt và nhiều ý kiến khác cũng đồng tình với việc triển khai điện hạt nhân nhưng cần hết sức thận trọng trong việc đảm bảo an toàn.

Từ Khóa

 Tin mới hơn
▪  EVN hứa đủ điện trong mùa khô  (31/12/1969)
▪  Cần có tư vấn độc lập về sự cố Sông Tranh 2  (31/12/1969)
▪  Giảm hơn 700 triệu đồng tiền điện trong Giờ Trái đất  (31/12/1969)
▪  Cần công khai cách tính giá điện  (31/12/1969)
▪  Mọi tập đoàn đều có thể cổ phần hóa  (31/12/1969)
▪  Thành lập hàng loạt Công ty mẹ của các đơn vị phát điện  (31/12/1969)
 Tin cũ hơn
▪  Cơ quan EVNNPT chung tay ủng hộ Quỹ Vắc-xin phòng  (31/12/1969)
Địa chỉ: 1111D Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (+844 ) 22428521 / Fax: (+844) 38292501